Rio66 Bet

[ad_1] Nghịch lý của futsal Việt Nam livebongda

【livebongda】Nghịch lý của futsal Việt Nam

[ad_1]
Nghịch lý của futsal Việt Nam
 - Bóng Đá

Futsal Việt Nam chưa thể sánh với Thái Lan,ịchlýcủafutsalViệlivebongda Nhật Bản. Ảnh: VFF.

Ở 2 vòng chung kết futsal châu Á liên tiếp (2018, 2022), tuyển futsal Việt Nam đều vượt qua vòng bảng và dừng chân tại tứ kết. Đây là thành tích tốt khi các đối thủ đã đánh bại Việt Nam là Uzbekistan và Iran. Đây hai đội thuộc top 4 châu Á và thường xuyên vào sâu ở World Cup.

Trong 2 lần được dự futsal World Cup (2016, 2021), tuyển futsal Việt Nam đều dừng chân ở vòng 1/8 trước Nga. Sau khi thất bại 0-7 trên đất Colombia, tuyển futsal Việt Nam chơi tiến bộ và chỉ để thua 2-3 trong màn tái ngộ ở Lithuania. Điều đó cho thấy tuyển futsal Việt Nam đang tiến bộ.

Thông thường, đội tuyển chính là bộ mặt của nền bóng đá. Tuy nhiên, nghịch lý lại đang tồn tại ở futsal Việt Nam. Trong khi tuyển futsal Việt Nam tiến bộ, giải vô địch quốc gia vẫn còn nghiệp dư.

Điểm yếu khó khắc phục

Tuyển futsal Việt Nam đã có những tiến bộ, thay đổi về lối chơi nếu so sánh giữa thời HLV Phạm Minh Giang và Diego Giustozzi. Tuy nhiên, một điểm yếu vẫn còn tồn tại, đó là khả năng khắc chế những pivo đẳng cấp.

Ở World Cup 2021, trong trận gặp Brazil, tuyển futsal Việt Nam nhận 4 bàn thua từ Ferrao. Đến vòng chung kết futsal châu Á 2022, các học trò HLV Giustozzi bị hạ gục bởi cú đúp của Kazuya Shimizu tại vòng bảng. Đến tứ kết, Tayebi của Iran lập hat-trick vào lưới Hồ Văn Ý.

 - Bóng Đá

Các cầu thủ Việt Nam gặp quá nhiều khó khăn khi đối đầu các pivo khỏe, khéo như Ferrao.

Trước những pivo khỏe, khéo léo, giỏi xoay xở, các cầu thủ của Việt Nam vẫn còn lúng túng và gần như không có biện pháp ngăn chặn họ. Đương nhiên, Ferrao, Shimizu, Tayebi đều rất đẳng cấp nhưng các cầu thủ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Điều đó đến từ việc giải VĐQG futsal của Việt Nam chưa thể áp dụng ngoại binh. Vì thế, các cầu thủ Việt Nam không thể cọ xát thường xuyên với cầu thủ ngoại.

"Tôi mong muốn giải VĐQG Việt Nam có cầu thủ ngoại. Họ sẽ nâng chất lượng của từng trận đấu và là tấm gương để các cầu thủ trong nước noi theo", Phạm Đức Hòa, người đã ghi 3 bàn cho tuyển futsal Việt Nam ở vòng chung kết futsal châu Á, chia sẻ với Zing.

Giờ hãy nhìn sang Indonesia. Ở trận tứ kết với Nhật Bản, họ chơi cực kỳ ấn tượng và suýt buộc đối thủ vào hiệp phụ. Tuyển futsal của đất nước xứ vạn đảo chơi tiến bộ và đã chiếm được vị trí thứ 2 của Đông Nam Á của Việt Nam.

Sự khác biệt đến từ giải VĐQG. Họ đã có giải chuyên nghiệp, thu hút rất nhiều ngoại binh giỏi, trong đó có huyền thoại Ricardinho, người 6 lần giành danh hiệu Cầu thủ hay nhất thế giới. Việc được thi đấu, tập luyện với những cầu thủ ngoại, có trình độ vượt trội mỗi ngày, mỗi tuần giúp các cầu thủ Indonesia tiến bộ.

Thực trạng

Trong những bài phỏng vấn với Zing, các HLV như Phạm Minh Giang, Trương Quốc Tuấn (HLV trưởng tuyển nữ Việt Nam) hay cả Diego Giustozzi đều bày tỏ mong muốn giải VĐQG áp dụng ngoại binh. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra vì giải VĐQG futsal Việt Nam vẫn còn nghiệp dư.

Giải VĐQG futsal Việt Nam có 12 đội tham dự, bằng Nhật Bản, Indonesia. Tuy nhiên, về chất lượng, chúng ta còn kém xa.

Các giải VĐQG của Nhật Bản, Thái Lan hay cả Indonesia thi đấu theo thể thức League (đá sân nhà - sân khách, vòng tròn 2 lượt tính điểm). Vì vậy, nếu không chấn thương, cầu thủ có thể thi đấu trong suốt 8, 9 tháng.

Trong khi đó, mỗi mùa giải VĐQG futsal Việt Nam thường chỉ kéo dài trong 3, 4 tháng, được chia làm 2 giai đoạn và các đội bóng thi đấu tập trung ở một địa điểm. Đây là một hạn chế rất lớn của giải VĐQG Việt Nam.

Khi phải thi đấu theo thể thức hiện tại, cầu thủ căng sức để đá với mật độ 3, 4 ngày/trận. Điều đó khiến thể lực không được đảm bảo, dẫn đến chất lượng chuyên môn không được nâng cao.

 - Bóng Đá

HLV Giustozzi mong muốn giải VĐQG Việt Nam cải thiện chất lượng. Ảnh: AFC.

Đến khi giải đấu ngừng lại, ngoài những người được tập trung lên đội tuyển hoặc có ý thức tốt, các cầu thủ khó duy trì cường độ tập luyện. Họ thường xuyên tham gia các giải phủi nhưng điều đương nhiên, chất lượng phủi không thể bằng giải VĐQG. Họ không được trau dồi liên tục ở môi trường tốt nhất.

"Một điểm rất đặc biệt là chúng ta phải nâng cấp giải đấu trong nước. Thái Lan, Nhật Bản, Iran hay Uzbekistan sở hữu giải đấu với chất lượng và có những bước phát triển chênh lệch với Việt Nam 2-3 bậc. Tôi nghĩ điều này (cải thiện giải vô địch quốc gia) rất quan trọng để giúp futsal phát triển", HLV Giustozzi chia sẻ sau trận thua của Việt Nam trước Iran.

Chiến lược gia người Argentina coi việc chuyên nghiệp hóa giải quốc nội là điều cấp thiết và phải làm ngay của futsal Việt Nam nhưng đây là điều không đơn giản.

Theo ông Trần Anh Tú, trưởng đoàn futsal Việt Nam, nhiều CLB trong nước vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không thể nâng tầm giải đấu lên chuyên nghiệp. Hiện tại, một số CLB hiếm hoi đạt chuẩn là Thái Sơn Nam, Thái Sơn Bắc hay Sahako.

HLV Giustozzi khẳng định Việt Nam đủ sức vào top 6 châu Á và đó là mục tiêu của ông. Điều đó cho thấy cầu thủ Việt Nam có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu muốn tiến xa hơn, phát triển bền vững hơn, giải VĐQG cần phải đi lên chuyên nghiệp. Đó cũng chính là điều VFF cũng như những người làm futsal trăn trở.

Nguyên Khang - Zing.vn | 14:00 06/10/2022

Tuyển futsal Việt Nam đã có những tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa thể sánh ngang với các đối thủ mạnh như Thái Lan và Nhật Bản. Điểm yếu của futsal Việt Nam là khả năng khắc chế những pivo đẳng cấp. Điều này có liên quan đến việc giải VĐQG futsal của Việt Nam chưa áp dụng ngoại binh, khiến các cầu thủ không có đủ kinh nghiệm và cọ xát với cầu thủ ngoại. Giải VĐQG futsal của Việt Nam cũng còn nghiệp dư và không đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp như các giải của Thái Lan, Nhật Bản và Indonesia. Để phát triển bền vững, giải VĐQG cần phải nâng tầm và chuyên nghiệp hóa.
Source link 2023-09-29 09:06:55

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap